Content Creator là gì? Công việc, thu nhập, kỹ năng cần có

Mục lục bài viết
Content Creator là gì

Bạn có biết Content Creator là nghề gì chưa? Liệu công việc này có phải là “chân ái” với bạn hay không? Kỹ năng để trở thành một Content Creator là gì? Hôm nay, Kind Content sẽ giải thích mọi thứ trong bài viết này nhé!

Content Creator là gì?

“Content Creator” hay “Người sáng tạo nội dung” là những người hiểu và biết tận dụng khả năng sáng tạo vào việc sản xuất nội dung trên các phương tiện truyền thông nhằm thu hút khán giả.

Họ có khả năng mang đến cho người xem những trải nghiệm mới mẻ và độc đáo thông qua các tác phẩm của mình. Đó có thể là một bài viết, một bức tranh trên mạng xã hội hay video trên youtube hoặc TikTok.

Trở thành Content Creator không phải chuyện khó, nhưng để làm một Creator Content chuyên nghiệp thì lại là chuyện hoàn toàn khác. Cứ từ từ đọc hết bài, Kind sẽ “mách nước” cho bạn nhé.

Vai trò của Content Creator

Không phải tự nhiên mà những người làm Content Creator giỏi lại được các doanh nghiệp săn đón đến vậy. Nguyên nhân chính là do nhu cầu quảng cáo của các đơn vị, doanh nghiệp đang ngày càng tăng cao.

Bất kể bạn làm gì, kinh doanh trên lĩnh vực nào thì cũng cần đến truyền thông và quảng bá. Do đó, người làm sáng tạo nội dung giỏi sẽ là “chìa khóa” quan trọng giúp nâng tầm vị thế cho một thương hiệu.

Content Creator là làm gì? Nhiệm vụ của Content Creator

Phần lớn các Content Creator đều rất “đa năng”, bởi họ có thể tự mình đảm nhận nhiều vai trò khác nhau như thiết kế, xử lý hình ảnh, viết kịch bản, sản xuất video, viết bài trên fanpage Facebook,… Mọi hoạt động liên quan tới sáng tạo – Content Creation.

Vậy nên, công việc của một Content Creator thường không giới hạn và mức độ sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của tổ chức mà họ đang làm việc. Nhưng nhìn chung, công việc chính của họ vẫn là sáng tạo.

Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo danh sách này:

  • Lên kế hoạch và ý tưởng truyền thông cho các dự án trên các nền tảng mạng xã hội, website, POSM…
  • Phối hợp với bộ phận thiết kế, sản xuất video, hình ảnh, poster… để tạo ra ấn phẩm truyền thông.
  • Lên kế hoạch tổ chức sự kiện, hỗ trợ chạy quảng cáo, truyền thông online cho từng chiến dịch.
  • Tạo định hướng cho các chiến dịch Marketing thông qua việc xây dựng big idea, key visual, slogan,..
  • Quan sát và đánh giá hiệu quả của chiến dịch Marketing qua từng giai đoạn. Theo dõi, đánh giá các chỉ số của chiến dịch như tỷ lệ người tham gia, người rời bỏ, người theo dõi…
  • Viết nội dung, viết kịch bản và điều phối bài viết, chiến dịch để quảng bá cho công ty và sản phẩm.

Bên cạnh đó, nếu bạn đang đảm nhận chức vụ sáng tạo ở một vị trí cao như quản lý, giám đốc sáng tạo thì việc mà bạn cần làm sẽ là:

  • Làm người hướng dẫn, đào tạo nhân sự.
  • Rà soát lỗi, kiểm tra, duyệt và đánh giá bài viết, nội dung quảng cáo, ấn phẩm truyền thông trước khi ra mắt.
  • Đánh giá hiệu suất, tiến độ công việc của từng dự án, từng thành viên qua các giai đoạn.
  • Sắp xếp, phân công vai trò, nhiệm vụ cho từng thành viên.
  • Đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc hàng ngày.

Hiện nay, ngoài làm cho các doanh nghiệp thì nhiều cá nhân đang chuyển hướng sang làm Content Creator tự do. Họ tự xây dựng thương hiệu riêng và từng bước trở thành “Influencer” chính hiệu. Khi đó, các nhãn hàng sẽ liên hệ với họ để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình.

Content Creator học ngành gì? Có cần bằng cấp không?

Những đối tượng có khả năng phù hợp nhất với nghề Content Creator là những người học các ngành liên quan đến báo chí, Marketing, truyền thông…

Tuy nhiên, không có nghĩa là có bằng cấp thì sẽ làm việc tốt hơn, Kind biết rất nhiều bạn học trái ngành hay thậm chí chưa bao giờ học đại học nhưng vẫn làm rất tốt công việc của mình.

Suy cho cùng thì Content Creator là một công việc liên quan tới sáng tạo. Vậy nên, dù học ngành gì thì bất cứ ai có tư duy và khả năng sáng tạo độc đáo thì đều có thể phát triển trên lĩnh vực này.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Bạn có thể tham khảo những kiến thức ở đây: Bộ 1001 tài liệu Content Marketing chất lượng.[/su_note]

Mức thu nhập của người làm Content Creator

Thông thường, thu nhập của một nhân viên Content Creator sẽ giao động trong khoảng từ 8 – 15 triệu đồng/ tháng. Tùy vào công ty và khối lượng công việc phải thực hiện, mức thu nhập sẽ có độ chênh lệch khác nhau.

Với những Content Creator nổi tiếng, có sức hút và độ nhận diện cao, mức thu nhập của họ có thể lên tới hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng/ tháng. Một số Content Creator nổi bật: Khánh Vy (Vyvocab), Khoai Lang Thang, Giang ơi, Dinology,…

Sự khác biệt giữa Content Creator, Content Writer và Copywriter

Do tính chất công việc đều liên quan đến việc phát triển nội dung nên nhiều người còn nhầm lẫn giữa Content Creator với Content Writer và Copywriter. Trong phần này, Kind sẽ giúp bạn tìm hiểu sự khác biệt của 3 công việc này nhé.

Content Creator là gì?

Như đã nói ở phần trên, đây là công việc liên quan đến sáng tạo nội dung nên người làm Content Creator có thể là nhà văn, blogger, vlogger, tiktoker, youtuber hay thậm chí là học sinh, sinh viên hoặc nhân viên văn phòng…

Miễn là bạn có đủ khả năng creative content (sáng tạo nội dung), xây dựng được những nội dung có ích và ý nghĩa thì bạn hoàn toàn có thể thành công trên con đường trở thành Content Creator đấy.

Content Writer là gì?

Thường thì những “người viết nội dung” hay thiên về viết lách. Công việc chính của họ là nghiên cứu chủ đề và viết bài trên các blog, website, mạng xã hội như Facebook, Instagram về nhiều nội dung khác nhau.

Mục đích của người làm Content Writer là tạo ra những nội dung có giá trị để phục vụ cho lợi ích của một doanh nghiệp hay cá nhân. Do đó, người viết thường sẽ phải tạo ra những nội dung hữu ích, dễ hiểu để giúp người đọc nâng cao nhận thức về thương hiệu.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Tìm hiểu thêm: Content Writer là gì? Lộ trình phát triển của một người viết content.[/su_note]

Copywriter là gì?

Những người làm Copywriter thường tập trung vào lên ý tưởng nội dung như viết slogan, tagline, viết lời quảng cáo để quảng bá cho chiến dịch của thương hiệu mà họ đang chịu trách nhiệm.

Việc tạo ra nội dung thu hút được nhiều người quan tâm, thuyết phục được càng nhiều người mua hàng chính là nhiệm vụ chính của một Copywriter.

Một số thuật ngữ truyền thông Content Creator nên biết

  • SEO (Search Engine Optimization): Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
  • Consumer: Người tiêu dùng/ Audience: Công chúng, khán giả/ Customer: Khách hàng
  • Copyright: Bản quyền
  • User: Người sử dụng
  • Customer Insight: Sự thật ngầm hiểu, bí mật ẩn sâu trong suy nghĩ của khách hàng, có khả năng tác động tới hành vi mua hàng.
  • Brief: Bản tóm tắt công việc/ Creative brief: Bản tóm tắt nội bộ Agency do Account viết cho Creative team.
  • Communication brief: Bản tóm tắt dùng giữa khách hàng và Account.
  • Agency: Doanh nghiệp làm việc theo yêu cầu, chuyên tư vấn dịch vụ, đưa ra giải pháp phát triển thương hiệu cho khách hàng.
  • Account: Tài khoản(1)/ Công việc duy trì mối quan hệ khách hàng (2)
  • Key visual: Hình ảnh truyền tải thông điệp của thương hiệu trong chiến dịch truyền thông.
  • Key message: Thông điệp truyền thông, thông tin cốt lõi chủ đạo của chiến dịch.
  • Hook: Nội dung chủ chốt.
  • Theme: Chủ đề
  • Big idea: Tầm nhìn, ý tưởng chủ đạo trong một chiến dịch truyền thông.
  • Slogan: Khẩu hiệu của chiến dịch truyền thông.
  • Budget: Ngân sách

Kỹ năng một Content Creator cần nắm chắc

Để trở thành một Content Creator chuyên nghiệp, trước hết chúng ta cần học hỏi và rèn luyện những kỹ năng chuyên môn như:

Ứng dụng công nghệ

Bên cạnh những kỹ năng trên, một Content Creator chuyên nghiệp cũng cần biết đến một vài công cụ hỗ trợ nghiên cứu, lên ý tưởng và thiết kế hình ảnh, video như:

  • Google search/ suggest: Thanh công cụ hỗ trợ tìm kiếm từ khóa, tìm kiếm hình ảnh và các nguồn tham khảo để phát triển ý tưởng sáng tạo.
  • Google analytics: Đây là dịch vụ miễn phí từ Google, giúp bạn thống kê, theo dõi, đo lường lượt truy cập của website mỗi ngày.
  • Pinterest: Kho tàng hình ảnh với nhiều ý tưởng hay ho và thú vị
  • Canva: Nơi giúp bạn thiết kế mọi loại hình ảnh từ ba er, poster, logo,… với nhiều gợi ý đa dạng.
  • Photoshop: Phần mềm hỗ trợ chỉnh sửa ảnh.
  • Animoto: Cho phép bạn dựng video từ hình ảnh, clip với nhiều hiệu ứng siêu đẹp và tiện ích.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Bạn nên tham khảo thêm: 20 công cụ hỗ trợ viết content tốt nhất 2022[/su_note]

Kỹ năng quan sát

Kỹ năng quan sát là việc tận dụng khả năng nhìn nhận sự vật, sự việc để nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng. Ngoài việc sử dụng đôi mắt thì bạn còn phải tận dụng sự linh hoạt của những giác quan còn lại để cảm nhận sự biến đổi của vạn vật.

Một Content Creator giỏi là một người biết tạo ra sự khác biệt, biết cách làm mới những điều tưởng chừng như đã quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Và để làm được điều đó, kỹ năng quan sát chính là chìa khóa quan trọng mà bạn bắt buộc phải biết tới.

Kỹ năng viết và đọc – hiểu

Mỗi một một đối tượng khách hàng đều sẽ có những yêu cầu khác nhau. Việc sở hữu vốn từ phong phú sẽ là trợ thủ đắc lực trên con đường thành công của một Content Creator.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem thêm: 9 cuốn sách hay về Content Marketing bạn nhất định phải đọc[/su_note]

Kỹ năng xây dựng tư duy hình ảnh

Trong thời đại cái đẹp lên ngôi như hiện nay, yếu tố thị giác là thứ mà bất kỳ Content Creator nào cũng cần nắm chắc. Bởi một ấn phẩm truyền thông đẹp chắc chắn sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm hơn so với một ấn phẩm truyền thông khô khan và đơn điệu.

Kỹ năng đặt câu hỏi

Việc đặt câu hỏi liên tục trong quá trình làm việc sẽ giúp Content Creator có thêm nhiều ý tưởng và gợi ý mới lạ hơn. Thêm vào đó, mỗi câu hỏi được đặt ra sẽ giúp tăng tính chặt chẽ, đảm bảo mọi thông tin không bị bỏ sót.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Chưa hết, nếu muốn tiến xa hơn trong ngành, hãy tham khảo thêm 15 kỹ năng viết content mà dân sáng tạo cần thành thục[/su_note]

Kết,

Vậy là qua bài viết trên, bạn chắc đã hiểu Content Creator là gì, làm gì và tiềm năng ra sao rồi nhỉ? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến lĩnh vực này, bạn hãy trao đổi ngay với Kind bạn nhé.

Chia sẻ lên:
Đăng ký nhận tin hữu ích

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay