Content Calendar là gì? Làm thế nào để tạo ra một lịch đăng nội dung hiệu quả? Bài viết này sẽ bật mí cho bạn tất cả, cũng như chia sẻ mẫu Content Calendar mà chính Kind Content đang triển khai cho các đối tác.
Content Calendar hiểu là lịch đăng nội dung của thương hiệu theo ngày, tuần hoặc tháng. Nó đưa ra cái nhìn tổng quan về kế hoạch nội dung của thương hiệu. Nhờ đó bạn có thể theo dõi thời gian đăng cụ thể của từng nội dung.
Một dự án muốn đi đúng hướng, đạt kết quả thì đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm đều phải hiểu rõ công việc của mình, cũng như thời gian phải hoàn thành mỗi công việc. Content Calendar có thể làm được điều đấy.
Cái nhìn tổng quan
Nó sẽ cung cấp cho bạn một bức tranh toàn cảnh về toàn bộ quy trình và chiến lược tiếp thị nội dung của bạn. Từ đây bạn có thể dễ dàng sắp xếp lại chúng một cách có trình tự, logic.
Giữ chân khán giả
Nếu khán giả biết lịch trình đăng bài của bạn, họ sẽ có xu hướng đón chờ để xem, thay vì bỏ đi như bình thường. Ví dụ: Mỗi thứ hai mình đều đăng một bài chuyên môn về Content Marketing, điều này đã giúp mình giữ lại rất nhiều bạn đọc.
Dễ dàng nắm bắt thông tin
Với tư cách một người sở hữu thương hiệu, mình thấy điều này rất quan trọng. Nó giúp mình biết ngày mai “tụi content” đăng gì, tin mới, ưu đãi mới đã cập nhật chưa? Theo dõi trên Content Calendar mình dễ dàng nắm được mọi thứ.
Làm việc chung dễ dàng hơn
Khi làm việc nhóm, các thành viên cần sự thống nhất và tương tác thường xuyên. Content Calendar chia sẻ tiến trình làm việc của mỗi người, nếu có vấn đề thì các bạn có thể nhanh chóng sửa đổi để đảm bảo tiến trình chung.
Tăng kỷ luật
Sẽ thật tệ nếu một công việc không có deadline, nó có thể sẽ chẳng bao giờ được hoàn thành. Lại thêm một lý do bạn phải Content Calnendar, vì khi có rõ ràng công việc và thời gian hoàn thành, bạn sẽ khó mà trì hoãn thêm nữa.
Hỗ trợ việc đo lường, sửa đổi
Bạn có thể dùng Content Calendar để hỗ trợ cho việc đo lường độ hiệu quả của các nội dung. Chỉ cần nhìn qua là bạn có thể biết ngày nào, giờ nào, loại nội dung nào chất lượng còn kém. Từ đó có hướng đi để cải tiến cho nội dung tốt hơn.
Duy trì tính nhất quán
Những thương hiệu thiếu Content Calendar thường xuyên mắc phải một vấn đề. Đó là làm nội dung theo cảm tính, khiến các nội dung trở nên rời rạc, thiếu đồng bộ. Mà thay vào đó, bạn sẽ đăng nội dung theo chiến lược để đạt mục tiêu gì đó.
Đầu tiên, bạn nên nhớ, lịch nội dung của bạn chỉ giúp cho việc bố trí, trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu, dễ nắm bắt. Còn gốc rễ vấn đề nằm ở khâu lên chiến lược và kế hoạch triển khai cụ thể.
Cho nên, trước khi xây dựng Content Calendar bạn cần xây dựng được:
- Content Strategy (chiến lược nội dung) để tìm hướng đi đúng cho thương hiệu của mình.
- Content Direction, bao gồm những quy tắc, định hướng, yêu cầu cụ thể cho dự án.
- Và lập kế hoạch Content Marketing cụ thể từng bước triển khai.
Làm xong 2 bước mình nói bên trên rồi bạn mới tới Content Calendar. Lúc này hãy chú ý 4 nguyên tắc sau:
1. Đưa khán giả của bạn vào một hành trình
Dưới ảnh này là hành trình thường thấy của khách hàng:
Ở giai đoạn đầu tiên, khách hàng chưa biết bạn là ai. Thì Content Calendar của bạn phải tập trung vào những nội dung đem lại sự chú ý (Attention).
Ví dụ, mình đang muốn quảng bá khóa học “Làm thế nào để Freelancer Content tự do tài chính?”, thì mình sẽ không giới thiệu ngay khóa học, mà trước đó mình sẽ tập trung vào:
- Mình đã kiếm 1000$/ tháng với nghề viết tự do thế nào?
- Hợp đồng 100tr đầu tiên của mình với tư cách cá nhân.
- Bí kíp nay đây mai đó nhưng vẫn ổn định?
- Giờ là 8h sáng, mình đang ngồi ở Phuket, Thailand viết bài này.
Và khi khách hàng tiềm năng đã chú ý rồi, tức là họ đã qua giai đoạn 2, “Cân nhắc”. Vậy lúc này, Content Calendar của mình sẽ là:
- Giới thiệu khóa học “Làm thế nào để Freelancer Content tự do tài chính?”.
- Feedback: Những học viên cũ của mình đã thành công thế nào?
- Vừa nha nhá nhắc mà đã có hơn 50 bạn đăng ký học.
- Bạn sẽ tiết kiệm 10 năm kinh nghiệm của mình trong 1 tuần học?
Nếu đối tượng tiềm năng đã thấy đủ thích thú, sắp tới chính là phần chốt hạ, đã đến lúc làm họ “Mua hàng”. Lúc này Content Calendar của mình sẽ đăng những dạng sau:
- Học xong cảm thấy không phù hợp cứ inbox mình hoàn lại tiền.
- Giảm giá 50% do lần đầu mở khóa học này.
- Cam kết đầu ra cho các bạn (Ít nhất là hoàn về số tiền bạn đã đầu tư)
- Đăng ký học ngay hôm nay vì lần sau sẽ không còn giá này nữa.
Đấy, mình tạm ví dụ nhanh như bên trên. Content Calendar đóng vai trò như một bản hướng dẫn khán giả của bạn đi theo một hành trình do bạn tạo ra vậy. Chỉ thế mới có hiệu quả!
Đa dạng chủ đề
Thay vì một vài chủ đề nhàm chán hoặc chỉ có bài bán hàng, hãy thử thêm vài dạng khác như: Chia sẻ hữu ích, kể chuyện, feedback, động lực,… Nếu làm tốt bước chiến lược và kế hoạch mình nhắc trên thì bạn sẽ không thiếu chủ đề hay đâu nhé.
Có tính thường xuyên
Sự sống còn của một kênh social media đến từ sự tương tác của độc giả và tần suất đăng bài.
Các bạn nên ra ít nhất 5 – 7 bài viết mỗi ngày, không nên ngắt quãng. Việc ra nội dung đều đặn như vậy sẽ tạo ra những dấu ấn nhất định để khách hàng nhớ tới bạn.
Hãy sắp xếp thời gian trong Content Calendar thật phù hợp để mỗi chủ đề đều có cơ hội xuất hiện trên fanpage, đừng để chồng chéo quá nhiều chủ đề cùng một lúc, gây hỗn loạn và thiếu nhất quán.
Content Calendar đầy đủ thông tin
Thông thường thì Content Calendar của mình (cho dự án viết bài SEO hoặc bài Facebook) sẽ gồm những phần dưới đây:
- STT: Số thự tự của nội dung.
- Deadline: Ngày, giờ hoàn thành.
- Chủ đề: Nội dung chính của nội dung.
- Định dạng: Chữ, hình ảnh, video, carousel, infographic…
- Ngày đăng: Ngày nội dung được xuất bản.
- Link bàn giao: Làm xong nội dung sẽ up lên drive, dropbox hay ở đâu?
- Kênh đăng: Bài viết đăng ở đâu? (Facebook, Instagram, Twitter,…)
- Trạng thái: Đang viết/ Đã hoàn thành/ Cần sửa/ Đã sửa/ Đã duyệt/ Đã đăng.
- Dạng bài: Quảng cáo/ Chia sẻ kiến thức/ Feedback,…
- Keyword: Từ khóa/ những điểm cần nhấn mạnh.
- Hình ảnh/video: Định hướng cho ảnh/ video về số lượng, tagline, ý tưởng,…
- Ghi chú: Nhắc nhở, feedback của quản lý.
1. Google Sheet
Ở Kind Content, chúng mình cũng đang dùng Google Sheet, vừa nhanh chóng, vừa hiệu quả. Nó gần tương tự Excel, cũng dùng các bảng để thể hiện nội dung. Khác là Google Sheet có thể dùng trên online và chia sẻ link cho nhau khá tiện.
Phí: Tạo cả ngàn sheet vẫn hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên có bản cho doanh nghiệp giá bắt đầu từ 6$/ tháng.
2. Notion
Notion sở hữu chức năng Calendar Database. Bài viết mỗi ngày sẽ được các bạn thêm vào cùng với những thông tin cơ bản (deadline, chủ đề, tình trạng,…) kèm theo nhằm dễ dàng tìm, sắp xếp và theo dõi tiến trình hoàn thành.
Phí: Tài khoản cá nhân (miễn phí), tài khoản pro (4$/ tháng)
3. Trello
- Phí: 1 người dùng (miễn phí), gói nâng cấp thì sẽ tiện hơn.
- Khi dùng Trello, bạn sẽ được gợi ý 3 bảng rất tiện là: “To do” – Việc cần làm, “Doing” – Đang làm, “Done” – Đã xong, giúp theo dõi tiến trình của các công việc khá hiệu quả.
- Mọi thao tác trên Trello đều là kéo thả, giao diện thì đẹp, dễ dùng. Google Sheet với Trello là 2 công cụ mình dùng nhiều nhất.
4. Sprout social
- Phí: Tài khoản Standard (98$/ tháng), Pro (147$/ tháng), Advanced (246$/ tháng)
- Sprout không chỉ đơn giản là công cụ xây dựng Calendar mà còn là một phần mềm thống kê, đưa ra các số liệu dưới dạng đồ thị, giúp các bạn hình dung được tình hình chung và điều chỉnh kế hoạch ra nội dung cho phù hợp.
- Phù hợp với các doanh nghiệp lớn.
5. Loomly
- Phí: Tài khoản thường (25$/ tháng), tài khoản pro (99$/ tháng).
- Loomly cho phép mọi người lên lịch cho các post đồng thời phân tích chúng để dễ dàng nhìn thấy hiệu suất hoạt động của các chiến dịch marketing.
- Khuyên dùng cho các doanh nghiệp SMEs.
6. Evernote
- Phí: Là một ứng dụng miễn phí tải về trên PC hoặc điện thoại
- Evernote là ứng dụng ghi chú giúp mọi người dễ dàng theo dõi được tất cả các nội dung, chương trình nằm trong chiến dịch truyền thông của mình.
- Công cụ này sẽ có các mục công việc được chia theo giờ, ngày, tuần, tháng năm.
- Có thể dễ dàng chụp nhanh một bức ảnh và lưu nó vào các tệp Evernote.
Đây là mẫu Content Calendar mà bên mình hay dùng cho Website, Fanpage, tùy vào mỗi dự án mà bạn cứ copy về thêm chỉnh tùy ý nhé.
Kết,
Mong rằng những chia sẻ trên của Kind đã giúp các bạn hiểu rõ được Content Calendar là gì và tự xây dựng được một lịch nội dung hoàn hảo cho mình. Còn gì thắc mắc bạn cứ hỏi Kind Content nhé.