Client là gì? Client mong muốn điều gì khi thuê Agency? Để làm việc tại Client thì bạn cần biết những gì? Và nhiều câu hỏi khác sẽ được mình trả lời ngay trong bài viết này. Cùng xem tiếp nhé!
Client là gì trong Marketing?
Client là khách hàng của Agency (công ty chuyên về dịch vụ Marketing, ví dụ như Kind Content). Client sẽ thuê Agency thực hiện các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị sản phẩm cho mình. Một số Client nổi bật đang có mặt tại Việt Nam: FPT Smart Cloud, PepsiCo, Coca Cola, P&G, Unilever,…
Thông thường, các Client đều có phòng Marketing. Tuy nhiên, khi cần triển khai các chiến dịch với quy mô lớn, cần nhiều nguồn lực nhân sự, Client sẽ tìm đến Agency. Đôi khi, Client sẽ hợp tác xuyên suốt và giao nhiệm vụ Marketing cho Agency nào đó.
4 dạng Client phổ biến
Dạng 1: Client kiểu “Luật sư”
Client kiểu “luật sư” thích đi thẳng vào vấn đề, trao đổi logic, nhận báo cáo chi tiết từng giai đoạn. Những người này có đặc điểm chung là đúng giờ, làm việc có trật tự, tổ chức, luôn xác định mục tiêu và định hướng rõ ràng.
Để giao tiếp tốt với Client kiểu “luật sư”, bạn cần thẳng thắn, lập luận logic, tác phong nhanh gọn và cung cấp số liệu chính xác. Tuyệt đối đừng hứa hẹn quá nhiều hay lơ là, bất cẩn trong công việc.
Dạng 2: Client quá sáng tạo
Những Client quá sáng tạo thường mang tính nghệ thuật, có rất nhiều ý tưởng và dự án mới trong đầu. Đặc điểm chung của họ là giàu trí sáng tạo, hòa đồng, tự tin, làm việc “cảm tính”, đôi khi là đảm đương quá nhiều dẫn đến quá tải, trì trệ, thiếu tổ chức.
Để giao tiếp tốt với các Client này, bạn cần biết cách tổ chức và quản lý thời gian, khai thác, chọn lọc những ý tưởng của họ. Tuy nhiên, bạn đừng quá dài dòng hay cứng nhắc khi trao đổi với dạng Client quá sáng tạo.
Dạng 3: Client hoài nghi
Client hoài nghi thường không thực sự tin tưởng vào điều gì trước khi họ nhìn thấy kết quả. Đặc điểm chung của dạng Client này là khả năng lãnh đạo, quyết đoán, “phán xét”, làm việc có tổ chức, thường nghĩ mình có thể làm tốt hơn.
Để giao tiếp với họ, bạn phải lập ra kế hoạch chi tiết, chuẩn xác, thuyết phục và tư duy logic. Đừng trò chuyện với Client hoài nghi khi chưa chuẩn bị chu toàn mọi thứ, diễn đạt quá dài dòng cũng khiến họ nghĩ bạn không hiểu rõ vấn đề nên nói lan man.
Xem thêm: 10 bước lập kế hoạch Content Marketing với mẫu plan cụ thể
Dạng 4: Client dễ tính, đồng cảm
Client dễ tính có xu hướng phát triển mối quan hệ bền chặt và tin tưởng lẫn nhau. Họ thường đưa ra các quyết định dựa trên cảm xúc thay vì lý trí. Đặc điểm chung của họ là thân thiện, cởi mở, đồng cảm, ít khi “chỉ trích” và giàu trí tưởng tượng.
Để giao tiếp tốt với dạng Client này, bạn nên chân thành, khéo léo, biết lắng nghe và xây dựng mối quan hệ tích cực. Bên cạnh đó, bạn không nên quá phán xét, khắt khe và “quá lời” khi làm việc với họ.
5 điều Client muốn nhận được từ Agency là gì?
1. Sự thấu hiểu
Agency sẽ trực tiếp đảm nhận và triển khai các dự án quảng cáo/ tiếp thị của Client. Vì thế, Agency cần thấu hiểu và nắm rõ những mong muốn, ý tưởng và mục tiêu của từng chiến dịch Marketing mà Client đề ra. Từ đó tạo sự ăn ý và thuận lợi trong công việc.
2. Số liệu rõ ràng
Khi thực hiện chiến dịch Marketing, Client mong muốn nhận được những kết quả chính xác, tình hình dự án ra sao. Do đó, Agency nên tạo bảng báo cáo số liệu rõ ràng và đầy đủ để gửi đến Client theo từng giai đoạn của dự án.
Xem thêm: 29 chỉ số đo lường hiệu quả Content Marketing 2023
3. Chuyên nghiệp và nhanh nhẹn
Những người làm tại Agency cần phải nhanh nhẹn và linh hoạt mỗi khi Client thay đổi/ bổ sung yêu cầu cho dự án. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ tốt, tạo lòng tinh, cho thấy sự chuyên nghiệp của bạn trong mắt Client.
4. Cân bằng lợi ích 2 bên
Cả Client và Agency đều cần lợi nhuận để hoạt động. Và dĩ nhiên, cả 2 mô hình này đều cần tối ưu hóa chi phí cho chiến dịch Marketing để thu về nhiều lợi nhuận. Vì thế, Agency phải đưa ra mức giá phù hợp/ cân bằng lợi ích giữa 2 bên mới có thể hợp tác lâu dài.
5. Giải pháp tối ưu
Công ty Agency thường có nhiều chuyên môn hơn bộ phận Marketing của Client. Vì thế, Client muốn Agency cung cấp những giải pháp hữu ích, tối ưu nhất để đạt được mục tiêu cho các dự án truyền thông.
Cách xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa Agency và Client là gì?
- Đặt sự minh bạch và trung thực lên hàng đầu.
- Thường xuyên trao đổi công việc để đôi bên hiểu nhau hơn nhằm tạo ra kết quả tốt nhất.
- Cập nhật tiến độ công việc thường xuyên sẽ giúp hai bên tránh phát sinh những vấn đề ngoài ý muốn.
- Thống nhất quy trình làm việc rõ ràng để công việc diễn ra suôn sẻ hơn.
- Agency nên hành động, thay vì hứa hẹn và đặt mục tiêu nhưng không đạt được.
- Cung cấp toàn bộ thông tin (không chỉ tin tốt) để cả hai bên có thể nhanh chóng ứng biến trước những tình huống khó khăn.
- Luôn giữ sự chuyên nghiệp, kiên nhẫn và tôn trọng với đối tác.
- …
Các vị trí trong một Client
- Thực tập sinh: Hỗ trợ chạy sự kiện, chiến dịch quảng bá và các công việc liên quan. Mức thu nhập khoảng 1 – 5 triệu VNĐ/ tháng.
- Consumer Market Intelligence (CMI): Phụ trách nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin để phát triển doanh nghiệp. Mức lương từ 32 – 50 triệu VNĐ/ tháng.
- Media Manager: Chịu trách nhiệm chính ở bộ phận truyền thông, quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng mục tiêu. Mức lương có thể lên đến 100 triệu VNĐ/ tháng.
- Market Research & Analytics Manager: Nghiên cứu những thông tin hữu ích và tìm kiếm khách hàng cho thương hiệu. Mức lương dao động khoảng 40 – 50 triệu VNĐ/ tháng.
- Trade Marketing Manager: Hỗ trợ đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng và thúc đẩy khách hàng hành động, mang về doanh thu. Mức lương từ 35 – 50 triệu VNĐ/ tháng.
- Brand Manager: Giúp thương hiệu được phổ biến, tạo sự uy tín, tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Mức lương khoảng 35 – 50 triệu VNĐ/ tháng.
Cách hoàn thành tốt công việc ở Client là gì?
- Kiến thức chuyên ngành và linh hoạt: Tại Client, bạn thường làm rất nhiều việc khác nhau. Vì thế bạn cần vững kiến thực chuyên ngành để xử lý nhanh các công việc chính. Đồng thời cần linh hoạt để giải quyết các đầu việc liên quan.
- Hiểu công ty: Hiểu rõ về văn hóa, môi trường, sản phẩm và mục tiêu quảng bá của công ty sẽ giúp bạn dễ dàng quen thuộc với quy trình làm việc.
- Tư duy sáng tạo: Khả năng sáng tạo luôn là yếu tố bắt buộc đối với những người làm ngành Marketing.
- Kỹ năng giao tiếp: Tại Client, bạn cần làm việc với nhiều phòng ban khác nhau. Vì thế khả năng giao tiếp khéo léo giúp bạn dễ dàng cộng tác với mọi người hơn.
- Kỹ năng đàm phán: Khả năng đàm phán không chỉ duy trì mối quan hệ với đối tác mà còn giúp Client thỏa thuận được những điều khoản có lợi cho công ty.
- Kỹ năng phản biện: Đây là yếu tố cần thiết giúp bảo vệ quyền lợi của Client và hạn chế những rủi ro, thiệt thòi trong quá trình hợp tác.
- Kỹ năng lãnh đạo: Khi làm việc với các Agency, khả năng lãnh đạo sẽ giúp bạn quản lý tốt các dự án theo đúng tiến độ, đạt kết quả tốt.
Xem thêm: Cách thuê người viết content xịn? Kinh nghiệm quản lý 20 CTV
Sự khác biệt giữa Agency và Client là gì?
Client | Agency | |
Triển vọng công việc | Phụ thuộc vào quy mô công ty. Nếu chỉ làm việc cơ bản, thường có ít cơ hội phát triển. | Môi trường cạnh tranh “khốc liệt”, buộc bạn phải học tập và phát triển để tồn tại. |
Mức lương | Đa số các vị trí ở phòng Marketing đề có mức lương khá ổn (theo nhu cầu thị trường). | Mức lương khởi điểm có thể thấp, tuy nhiên hoa hồng/ thưởng từ các dự án lại vô cùng cao. |
Môi trường làm việc | Phần lớn là ít năng động, bầu không khí yên tĩnh do làm việc theo từng nhóm nhỏ, không quá nhiều thành viên. | Môi trường làm việc sôi nổi và hào hứng, phù hợp với những ai thích làm việc ở nhóm đông người, nhiều năng lượng. |
Khối lượng và tốc độ làm việc | Khối lượng công việc thường nhẹ nhàng hơn, các đầu việc đã được phân công cụ thể từ trước. | Khối lượng công việc lớn, làm nhiều dự án khác nhau. Tốc độ làm việc nhanh để theo kịp tiến độ. |
Thời gian và địa điểm làm việc | Thường từ 08:00 đến 17:00 tại công ty, đôi khi cần tăng ca. | Có thể làm việc tại Agency hoặc tại nhà (tùy theo quy định). Thời gian làm việc thường không cố định. |
Kết luận
Như vậy mình vừa giúp bạn hiểu Client là gì và thông tin quan trọng về Client rồi đấy. Nếu bạn là Agency, hãy lưu ý đặc điểm của các dạng Client phổ biến để phục vụ họ tốt hơn nhé. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn ứng tuyển vào Client, hãy cân nhắc khả năng và tính cách của bản thân.