HomeSEOPingdom là gì? Cải thiện tốc độ website bằng Pingdom
Pingdom là gì

Pingdom là gì? Cải thiện tốc độ website bằng Pingdom

Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao website tải quả chậm không? Pingdom sẽ là câu trả lời bạn đang tìm kiếm! Đây là công cụ phân tích hiệu suất web giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra. Cùng mình tìm hiểu Pingdom là gì và nhiều điều thú vị khác nhé!

Pingdom là gì?

Pingdom là công cụ phân tích hiệu suất website, giúp kiểm tra tốc độ tải, phát hiện các vấn đề về và đưa ra giải pháp tối ưu. Với Pingdom, bạn có thể nắm bắt được cách hoạt động trên trang web từ góc độ người dùng, từ đó cải thiện trải nghiệm của họ.

Công cụ Pingdom
Công cụ Pingdom

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem thêm: Bật mí 17 công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí[/su_note]

Ưu điểm của Pingdom là gì?

  • Cung cấp số liệu chính xác giúp đánh giá tốc độ web.
  • Giao diện người dùng trực quan, dễ sử dụng, thân thiện với người mới.
  • Đánh giá chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ web.
  • Dịch vụ giám sát 24/7, thông báo khi có vấn đề với trang web.
  • Cho phép kiểm tra tốc độ web từ nhiều địa điểm trên thế giới.
  • Cung cấp báo cáo chi tiết về tình trạng hiệu suất trang web.
  • Cho phép tích hợp với các dịch vụ và công cụ khác thông qua API.
  • Lưu trữ lịch sử các lần kiểm tra, giúp so sánh hiệu suất theo thời gian.
  • Cung cấp liên kết trực tiếp đến báo cáo kiểm tra, dễ dàng chia sẻ.
  • Kiểm tra thời gian hoạt động của website, gửi thông báo khi có vấn đề.
  • … 

Nhược điểm của Pingdom là gì?

  • Gói dịch vụ cao cấp có giá hơi đắt so với một số công cụ khác.
  • Giao diện có thể hơi phức tạp đối với người mới sử dụng.
  • Số liệu đôi khi khác nhau khi kiểm tra nhiều lần.
  • Các tính năng phong phú chỉ có trong gói dịch vụ cao cấp.

Hướng dẫn cách đăng nhập Pingdom

  • Bước 1: Truy cập website Pingdom bằng trình duyệt web.
  • Bước 2: Nhấn vào “START 30-DAY FREE TRIAL” ở trang chủ.
Chọn dùng thử miễn phí 30 ngày
Chọn dùng thử miễn phí 30 ngày
  • Bước 3: Điền tên, địa chỉ email và mật khẩu vào các ô tương ứng, sau đó tích vào ô vuông ngay bên dưới.
Điền thông tin vào biểu mẫu
Điền thông tin vào biểu mẫu
  • Bước 4: Bấm vào “START FREE TRIAL”. (Có thể sẽ yêu cầu đăng nhập lại)
  • Bước 5: Kiểm tra lại thông tin đã cung cấp và điền URL website ở giao diện vừa xuất hiện là xong. 

Cách sử dụng Pingdom kiểm tra tốc độ website

  • Bước 1: Truy cập vào trang web của Pingdom.
  • Bước 2: Nhấp vào “START 30-DAY FREE TRIAL” ở trang chủ để đăng nhập.
  • Bước 3: Tại giao diện chính của Pingdom, chọn “Get Started” ở phần “Page Speed”
  • Bước 4: Chọn dấu “…”, bấm vào “View report” (Xem kết quả website bạn đã cung cấp URL khi tạo tài khoản).
Cách xem bản báo cáo
Cách xem bản báo cáo
  • Bước 5: Xem kết quả. 
Kết quả kiểm tra tốc độ website
Kết quả kiểm tra tốc độ website

Lưu ý: Để kiểm tra tốc độ website khác, hãy chọn ô “Add Check” (màu xanh lá), sau đó điền thông tin và biểu mẫu có sẵn.

Cách kiểm tra website khác
Cách kiểm tra website khác

cach-kiem-tra-website-khác Ngoài ra, bạn có thể truy cập Pingdom Website Speed Test để nhập URL và kiểm tra trực tiếp (không cần đăng nhập).

Các chỉ số chính trong Pingdom

1. Performance Grade

Performance Grade là một chỉ số đánh giá chất lượng của trang web dựa trên các yếu tố như tốc độ tải, tối ưu hóa hình ảnh, JavaScript, CSS, và nhiều yếu tố khác. Một Performance Grade cao ngụ ý rằng trang web đang hoạt động một cách hiệu quả và tối ưu.

2. Page Size

Page Size thể hiện dung lượng tổng cộng của một trang web, bao gồm hình ảnh, CSS, JavaScript và các thành phần khác. Một Page Size lớn có thể làm chậm tốc độ tải trang, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

3. Load Time

Load Time đại diện cho khoảng thời gian cần thiết để một trang web được tải và hiển thị hoàn chỉnh. Một thời gian tải trang nhanh không chỉ nâng cao trải nghiệm của người dùng mà còn có lợi cho SEO.

4. Requests

Requests đề cập đến số lượng yêu cầu mà trình duyệt của người dùng gửi đến máy chủ để tải tài nguyên cần thiết (ví dụ: hình ảnh, JavaScript, và CSS). Khi số lượng requests tăng lên, thì thời gian tải trang cũng sẽ tăng theo, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng và SEO.

5. Time to First Byte (TTFB)

TTFB, hay thời gian đến byte đầu tiên, là thời gian mà trình duyệt của người dùng nhận được byte dữ liệu đầu tiên từ máy chủ web sau khi yêu cầu truy cập một trang. Đây là một chỉ số quan trọng vì nó phản ánh hiệu suất của máy chủ web và ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian tải trang.

6. Server Response Time (SRT)

SRT, hay thời gian phản hồi của máy chủ, là thời gian mà máy chủ cần để bắt đầu trả về dữ liệu sau khi nhận được yêu cầu từ trình duyệt. Thời gian phản hồi của máy chủ dài sẽ làm chậm tốc độ tải trang.

Lưu ý: Mặc dù TTFB và SRT có vẻ giống nhau, nhưng chúng đề cập đến hai khía cạnh khác về hiệu suất máy chủ. TTFB bao gồm cả thời gian mạng và thời gian máy chủ, trong khi SRT chỉ tập trung vào hiệu suất của máy chủ.

So sánh Pingdom và các công cụ khác

Yếu TốPingdomGoogle PageSpeed InsightsGTmetrixWebPageTest
Mức độ chính xácChính xácChính xác caoKhá chính xácChính xác
Độ phức tạpDễ sử dụngTrung bìnhTrung bìnhKhó sử dụng
Phân tích chi tiếtChi tiếtKhá chi tiếtRất chi tiếtRất chi tiết
Hiệu suất trên điện thoại di độngTốtRất tốtTốtKhá tốt
Thời gian tải trangRất tốtTốtTốtKhá tốt
Tối ưu hóa hình ảnhTốtTốtRất tốtKhá tốt
Tối ưu hóa mã JavaScriptTốtRất tốtRất tốtTốt
Tốc độ kiểm traNhanhTrung bìnhChậmRất chậm

Lưu ý: Bảng so sánh này chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả thực tế có thể thay đổi tùy theo nhiều yếu tố, bao gồm cấu hình của trang web, tốc độ kết nối internet, vị trí máy chủ kiểm tra, và nhiều hơn nữa.

Lưu ý khi sử dụng Pingdom là gì?

  • Không phụ thuộc hoàn toàn vào “Performance Grade”.
  • Luôn kiểm tra từ cùng một vị trí máy chủ (khác máy chủ có thể gây sai kết quả).
  • Thời gian tải trang có thể biến đổi sau mỗi lần kiểm tra.
  • Đừng quên kiểm tra phiên bản di động của trang web.
  • Cố gắng giảm số lượng yêu cầu HTTP không cần thiết.
  • Tìm hiểu thêm về các chỉ số mà bạn chưa rõ.
  • Tìm hiểu nguồn gốc của các yêu cầu HTTP không xác định.
  • Đảm bảo hình ảnh trên trang web đã được tối ưu hóa.
  • Sử dụng Pingdom kiểm tra page speed định kỳ để kịp thời khắc phục vấn đề.
  • Hãy tập trung vào trải nghiệm người dùng, không phải số điểm hoàn hảo.

Lời kết

Đến đây, bạn đã pingdom dùng để làm gì và cách sử dụng nó rồi phải không? Hãy nhớ rằng, chú ý đến trải nghiệm người dùng rất quan trọng và Pingdom sẽ giúp bạn đạt được điều đó. Để cập nhật các kiến thức và công cụ SEO, hãy liên tục theo dõi Kind Content nhé!

Share:

Leave A Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Có thể bạn sẽ muốn đọc...

Bạn đã bao giờ nghe đến mô hình Link Wheel trong SEO chưa? Đây là một chiến thuật quan trọng...
Nếu bạn đang muốn chiếm lĩnh vị trí top 0 trên trang kết quả tìm kiếm của Google, bạn không...
Bạn đang tìm kiếm công cụ phân tích từ khóa, đánh giá đối thủ và cải thiện chiến lược SEO,...