29 chỉ số đo lường hiệu quả Content Marketing 2023

29 chỉ số đo lường hiệu quả content marketing

Muốn biết Content Marketing có hoạt động tốt hay không, bạn cần đánh giá dựa trên các chỉ số cụ thể. Vậy đo lường hiệu quả Content Marketing bằng những chỉ số nào?

Cùng mình tìm hiểu nhé!

Menu

Nhóm 1: Chỉ số về hành vi người xem

Lượt xem trang (Pageview)

Pageview là số lần người xem tải dữ liệu của một web trên internet. Đây là một chỉ số đánh giá mức độ tương tác trên trang của bạn. Nó được tính dựa vào việc ai đó nhấp vào liên kết trên trang hay truy cập trực tiếp bằng trình duyệt. 

Lượng truy cập cập duy nhất dựa trên WAN IP  (Unique Visitor)

Unique Visitor cho biết tổng lượng truy cập thực sự của website dựa trên WAN IP (mỗi modem mạng sẽ có một địa chỉ IP riêng). Dù một người vào website bao nhiêu lần thì vẫn được tính là 1 lượt truy cập, vì cùng một địa chỉ IP. (Đương nhiên là trừ khi người này dùng các thủ thuật để đổi IP mạng của mình)

Người truy cập mới & người truy cập trở lại (New and Returning User)

Người truy cập mới là khách hàng lần đầu vào web của bạn, con số này cho biết:

  • Bao nhiêu người dùng được chuyển đổi trong lần truy cập đầu tiên.
  • Biết người dùng mới đã làm gì trước khi chuyển đổi.
  • Đánh giá được chiến dịch Content Marketing có hiệu quả không.

Người truy cập trở lại là khách hàng trước đây đã từng vào web của bạn, con số này cho biết:

  • Nội dung, sản phẩm, dịch vụ của bạn có giá trị.
  • Tỷ lệ giữ chân khách hàng cũ.
  • Lý do vì sao không thể chuyển đổi trong lần đầu tiên, từ đó tìm cách cải thiện.
  • Mức độ tương tác của người truy cập cũ.
  • Đo lường lòng trung thành của khách hàng.
  • … 

Tỷ lệ nhấp (CTR)

Tỷ lệ nhấp là tần suất người xem bấm vào quảng cáo hoặc trang của bạn. CTR cho biết bài quảng cáo hoặc từ khóa có đang hoạt động hiệu quả hay không. Nếu chỉ số này thấp, nghĩa là nội dung kém hoặc do cách bố trí liên kết, mục quảng cáo chưa hiệu quả.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem thêm bài này để tối ưu tỷ lệ nhấp nhé: CTA là gì? 39+ mẫu câu kêu gọi hành động hấp dẫn[/su_note]

Thời lượng trung bình ở lại trang  ( Time on Page)

Time on Page là thời gian trung bình khách hàng ở lại trên web của bạn. Nếu người xem mới vào trang chưa đầy 30 giây đã thoát nghĩa là nội dung chưa thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của họ. 

Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)

Bounce Rate là tỷ lệ khách hàng vào trang và rời đi nhưng chưa thực hiện bất kỳ hành động nào, chẳng hạn như: Click vào liên kết, mua hàng, điền biểu mẫu,… Thông thường, tỷ lệ thoát dưới 60% nghĩa là website đang hoạt ổn định nhất. 

Số trang được xem trong 1 lần truy cập (Pages Per Session)

Pages Per Session hiểu đơn giản là số trang mà khách hàng truy cập trước khi thoát khỏi website của bạn. 

Nếu chỉ số này cao thì chứng tỏ nội dung của bạn đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, cấu trúc nội dung tốt, đặt link dẫn dắt chuẩn,… Nhờ thế mà khách hàng có thể xem thêm nhiều trang khác trên website của bạn.

Nguồn của lượng truy cập (Traffic Source)

Traffic Source cho biết đâu là nguồn mang về lượng truy cập trên website của bạn. Từ đó bạn có thể biết được đâu là kênh mang về nhiều traffic nhất, đáng để đầu tư nhất.

Nhóm 2: Chỉ số tương tác

Số lượt thích, bình luận & chia sẻ (Like, Comment & Share)

Chắc ai cũng biết chỉ số này rồi, mức tương tác giữa người dùng phản ánh trực tiếp tới bài đăng của bạn.

Lượt nhắc đến (Mention)

Chỉ số này cho biết nội dung của bạn có ấn tượng và đáng tin cậy để được nhắc đến hay không. Ngoài ra, chỉ số này có thể được đánh giá dựa trên các từ/ cụm từ liên quan đến thương hiệu hoặc sản phẩm.

Trích dẫn (Re-publication)

Ai đó trích dẫn nội dung từ bài viết của bạn hoặc chỉ là chèn link nguồn thì có thể xem là một lượt nhắc đến. Nếu bạn được nhiều người, đặc biệt là những người uy tín làm điều này thì nội dung của bạn khá tốt và đáng tin cậy đấy.

Yêu cầu từ người xem, khách hàng, đối tác (Incoming Requests)

Chỉ khi bài viết của bạn tốt thì người ta mới yêu cầu bạn làm thêm điều gì đó thôi. Có thể là lời mời viết một bài mới, lời mời hợp tác, lời mời phỏng vấn,… 

Nhóm 3: Chỉ số SEO

Lượng truy cập tự nhiên ( Organic Traffic)

Chính là số lượng người xem tìm thấy trang của bạn thông qua công cụ tìm kiếm của Google (Và các công cụ khác như Bing, Cốc Cốc,…). Nếu số liệu này thấp thì có thể bài viết và web của bạn chưa được tối ưu SEO tốt đâu.

Thời gian dừng (Dwell Time)

Là thời gian trung bình một người ở lại xem nội dung của bạn trước khi họ thoát hoàn toàn website của bạn.

Backlink

Backlink là liên kết được trả về từ blog, diễn đàn, mạng xã hội,… cho trang web của bạn. Các web nhận về nhiều Backlink tốt (lượt nhấp tự nhiên, không phải spam) sẽ được đánh giá cao hơn trên bảng xếp hạng của Google. 

Thứ hạng SERP

SERP (Search Engine Results Pages) là trang kết quả trả về sau mỗi lượt tìm kiếm trên Google. Các bài viết tối ưu SEO được Google đánh giá cao sẽ nằm ở trang đầu (top 10) và thu hút lượng truy cập khổng lồ (Một cách miễn phí).

Ví dụ về thứ hạng SERP 

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem: 40 cách viết tiêu đề hay và 80 mẫu title hấp dẫn để thu hút độc giả, tăng thứ hạng SERP.[/su_note]

Tốc độ trang (Page Speed)

Page Speed là thời gian để mọi nội dung trên trang được hiển thị đầy đủ. Nếu website mất đến 10 giây để tải thì tỷ lệ thoát trang có thể lên đến 120%, và dĩ nhiên nó tác động không nhỏ đến quá trình SEO. Một site tốt tốc độc load sẽ là dưới 3 giây.

Xếp hạng từ khóa (Keyword Ranking)

Keyword Ranking là thứ hạng của từ được đánh giá dựa trên xếp hạng của trang. Ví dụ: Khi ai đó tìm kiếm trên Google, bài viết của bạn nằm ở top 5 nghĩa là thứ hàng từ khóa đang là top 5.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem thêm: 20 lưu ý khi viết bài SEO mà bạn cần biết để đưa bài viết lên top Google.[/su_note]

Indexed Pages

Indexed Pages là trang đã được Google thu thập dữ liệu, đánh giá và lưu trữ. Chỉ khi trang được Indexed thì người dùng mới tìm thấy bài viết của bạn. 

Báo cáo Core Web Vitals

Đây là bảng báo cáo đánh giá tổng thể về trải nghiệm người dùng trên website. Qua các chỉ số Core Web Vitals bạn biết được nên tối ưu giao diện như thế nào để mang đến trải nghiệm thân thiện cho người xem. 

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem thêm: Cách viết bài chuẩn SEO: 57 checklist đầy đủ nhất[/su_note]

Nhóm 4: Doanh thu cho thương hiệu 

Lượng khách hàng tiềm năng (Number of Leads)

Là những người xem để lại thông tin của họ trong bài viết thông qua biểu mẫu, phần bình luận, yêu cầu email để tải tài liệu, yêu cầu số điện thoại để nhận biết thêm chi tiết,… 

Giữ chân khách hàng hiện có (Existing Leads Touched)

Existing Leads Touched là chỉ số được đánh giá dựa trên tỷ lệ khách hàng cũ trở lại với website. Chỉ số này cao đồng nghĩa với việc khách hàng cũ hài lòng với những gì bạn mang lại và có khả năng họ sẽ tiếp tục mua hàng.

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Chỉ số này được tính khi khách hàng thực hiện hành động theo chủ ý của bạn (điền thông tin, đăng ký đặt trước sản phẩm, mua hàng,…). 

Tỷ số lợi nhuận (ROI)

ROI (Return On Investment) là lợi nhuận bạn nhận được sau khi trừ đi tất cả chi phí đầu tư. Chỉ số này càng cao càng tốt!

Nhóm 5: Một vài chỉ số khác 

Độ nhận diện thương hiệu

Sau một giai đoạn quảng bá, nếu thương hiệu của bạn vẫn chẳng ai biết đến thì chiến lược Content Marketing của bạn chưa tốt lắm đâu.

Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng (CPL)

CPL (Cost Per Lead) là chi phí bạn bỏ ra để tiếp cận một khách hàng tiềm năng.

Thời gian chuyển đổi khách hàng tiềm năng (Length of Sales Cycle) 

Length of Sales Cycle là thời gian của một chu kỳ bán hàng. Chỉ số này được tính từ lúc khách hàng bắt đầu tương tác với bạn cho đến khi chốt đơn thành công.

Tỷ lệ đăng ký và tham gia webinar (hội thảo trực tuyến)

Nếu tỷ lệ đăng ký dự hội thảo cao thì quá tốt. Ngược lại, số lượt đăng ký quá thấp thì bạn nên kiểm tra lại quy trình và phương thức truyền thông buổi webinar.

Tỷ lệ rời webinar (hội thảo trực tuyến)

Nếu người xem ở lại hội thảo từ 5 đến 10 phút nghĩa là lời giới thiệu của bạn quá nhàm chán. Nếu người xem đột nhiên rời đi giữa chừng thì khả năng cao là do buổi hội thảo đã quá dài và khiến họ mất kiên nhẫn.

Lời kết 

Trên đây là 29 chỉ số đo lường hiệu quả Content Marketing đầy đủ nhất. Bạn hãy lưu lại bài viết này để khi cần thì lấy ra sử dụng nhé. Đọc thêm các bài viết hữu ích khác tại blog Kind Content.

Chia sẻ lên:

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay